Câu hỏi:
Tôi đang có nhu cầu thành lập 1 doanh nghiệp do 1 mình tôi đứng tên, hiện nay tôi đang hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng ăn uống và đồng thời tôi đang là thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Tôi nên lập theo loại hình doanh nghiệp nào. Mong Luật Gia Đăng tư vấn cho tôi các thủ tục pháp lý tôi phải làm để kinh doanh hợp pháp? Cám ơn các bạn!
Trả lời:
Chúng tôi rất cảm ơn quý khách đã gửi câu hỏi tới Luật Gia Đăng. Đối với yêu cầu của quý khách, chúng tôi có câu trả lời như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Luật doanh nghiệp 2014;
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh nghiệp;
- Nghị định 108/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 78/2015/NĐ-CP.
NỘI DUNG TƯ VẤN

Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp thì có 2 loại hình doanh nghiệp do 1 cá nhân đứng tên được, đó là: Doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH một thành viên.
Trong đó:
- Doanh nghiệp tư nhân:
Doanh nghiệp tư nhân: Là doanh nghiệp do 1 cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
- Công ty TNHH 1 thành viên:
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Tuy nhiên, chủ doanh nghiệp tư nhân không thể đồng thời là thành viên hợp danh của công ty hợp danh, mà bạn đang là thành viên hợp danh của công ty hợp danh, nên bạn không được thành lập doanh nghiệp tư nhân. Vì vậy, bạn muốn thành lập doanh nghiệp do minh đứng tên thì chỉ có thể thành lập Công ty TNHH 1 thành viên.
ƯU – NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÔNG TY TNHN 1 THÀNH VIÊN

Ưu điểm:
- Có tư cách pháp nhân.
- Chủ sở hữu công ty chỉ cần chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản đối với các khoản nợ trong phạm vi vốn điều lệ của công ty nên sẽ ít rủi ro hơn.
- Số lượng thành viên ít nên dễ dàng điều hành và quản lý công ty.
Nhược điểm:
- Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu.
- Công ty TNHH 1 Thành viên không được giảm vốn điều lệ trong thời gian hoạt động.
Thông qua những ưu điểm và nhược điểm của hai loại hình doanh nghiệp, tùy vào mục đích và quy mô mà bạn mong muốn, bạn có thể lựa chọn một trong hai loại hình doanh nghiệp trên.
THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ bao gồm:
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực) của chủ sở hữu công ty.
Bước 2: Nộp hồ sơ
- Chủ doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và xác thực hồ sơ đăng ký tại cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Sau khi hồ sơ hợp lệ, bạn nộp hồ sơ bản giấy và nhận giấy đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Khắc và phát hành mẫu dấu pháp nhân
Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký Doanh Nghiệp, Doanh Nghiệp tiến hành thủ tục khắc dấu pháp nhân và đăng tải mẫu dẫu lên cổng thông tin quốc gia.
Bên cạnh đó, đối với kinh doanh nhà hàng ăn uống thì doanh nghiệp cần xin phép đầy đủ một số giấy tờ sau: giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống; giấy chứng nhận bán lẻ rượu (nếu có);…
Trên đây là nội dung tư vấn, còn vấn đề gì còn thắc mắc bạn có thể liên hê trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp một cách tốt nhất.
Luật Gia Đăng là đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp và xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm, chúng tôi cam kết mang tới cho khách hàng dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, giá rẻ. Đội ngũ chuyên viên tư vấn của Luật Gia Đăng luôn sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của quý khách hàng. Vui lòng liên hệ tới hotline 0967 148 698 để được tư vấn và nhận báo giá dịch vụ ngay hôm nay.
Luật Gia Đăng – Người dẫn đường tin cậy của bạn!