THẾ NÀO LÀ KINH DOANH NHỎ LẺ? KINH DOANH NHỎ LẺ CÓ PHẢI XIN GIẤY PHÉP ATTP KHÔNG?

Ngày nay trên thị trường xuất hiện ngày càng nhiều mô hình kinh doanh thực phẩm quy mô nhỏ với số lượng lao động ít và địa điểm kinh doanh có thể không cố định hoặc địa điểm kinh doanh tại nhà. Bạn có ý tưởng và muốn mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm? Liệu các mô hình kinh doanh trên có phải đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật và xin giấy phép về an toàn thực phẩm đối với ngành nghề kinh doanh thực phẩm hay không?? Luật Gia Đăng sẽ giải đáp vấn đề trên cho bạn.

Căn cứ pháp lý

  1. Luật An toàn thực phẩm 2010
  2. Nghị định 15/2018 NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm
  3. Nghị định số 39/2007/NĐ-CP về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh
  4. Công văn số 2129/BCT-KHCN triển khai thực hiện Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP
  5. Công văn số 3109/BCT- KHCN hướng dẫn thực hiện công tác quản lý an toàn thực phẩm

Thế nào là kinh doanh nhỏ lẻ?

Căn cứ theo pháp luật hiện hành, cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ là cơ sở do cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình thực hiện đăng ký hộ kinh doanh và cơ sở không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên theo Luật Doanh nghiệp 2020, “kinh doanh” được hiểu là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Do đó, sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ là một công đoạn trong hoạt động kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ.

Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ có phải xin giấy phép an toàn thực phẩm hay không?

Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì hầu hết các cơ sở kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống đều phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ các trường hợp sau:

  1. Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
  2. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
  3. Sơ chế nhỏ lẻ;
  4. Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
  5. Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
  6. Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
  7. Nhà hàng trong khách sạn;
  8. Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
  9. Kinh doanh thức ăn đường phố;
  10. Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Theo đó, cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ không thuộc diện cấp Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, bao gồm cả sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ.

Cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ cần đáp ứng điều kiện gì về an toàn thực phẩm không?

Mặc dù không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng các cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ vẫn phải phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm sau đây và thực hiện xin bản Cam kết cơ sở tuân thủ quy định về ATTP do UBND quận/huyện nơi đặt địa chỉ cơ sở cấp xác nhận, các điều kiện cần tuân thủ đó là:

  • Có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm;
  • Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
    Có trang thiết bị phù hợp để sản xuất, kinh doanh thực phẩm không gây độc hại, gây ô nhiễm cho thực phẩm;
  • Sử dụng nguyên liệu, hóa chất, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm;
    Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Thu gom, xử lý chất thải theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
    Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ thông tin liên quan đến việc mua bán bảo đảm truy xuất được nguồn gốc thực phẩm.

Khi được tiếp nhận thông tin từ khách hàng, chúng tôi sẽ cử đại diện xuống làm việc và khảo sát tình hình thực tế của cửa hàngđưa ra lời khuyên (nếu có)

Luật Gia Đăng là đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm, chúng tôi cam kết mang tới cho khách hàng dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, giá rẻ. Đội ngũ chuyên viên tư vấn của Luật Gia Đăng luôn sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của quý khách hàng. Vui lòng gọi tới hotline  0967 148 698  để được tư vấn và nhận báo giá dịch vụ ngay hôm nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *