Xin giấy phép An toàn thực phẩm hết bao nhiêu?

Xin cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm có mất nhiều tiền không? Lệ phí Nhà nước bao nhiêu tiền? Nộp lệ phí ở đâu? Đây là câu hỏi mà tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh có nhu cầu xin cấp giấy chứng nhận an toàn về sinh thực phẩm đều rất quan tâm. Luật Gia Đăng sẽ giải đáp cho bạn.

Căn cứ pháp lý:

  1. Luật An toàn thực phẩm 2010
  2. Nghị định 15/2018 NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm
  3. Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
  4. Công văn số 2129/BCT- KHCN triển khai thực hiện Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP
  5. Công văn số 3109/BCT – KHCN hướng dẫn thực hiện công tác quản lý an toàn thực phẩm
  6. Thông tư số 67/2021/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn thực phẩm.

Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm là gì?

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm chính là sự kiểm duyệt của các cơ quan chức năng có thẩm quyền về y tế đối với các cơ sở, đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chứng minh được sản phẩm mình sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm.

Những trường hợp nào không thuộc diện xin giấy phép ATTP?

Theo quy định của pháp luật, tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm đều phải thực hiện xin cấp giấy an toàn vệ sinh thực phẩm ngoại trừ một số cơ sở thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm theo nghị định 15/2018/NĐ-CP sau:

1) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

2) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

3) Sơ chế nhỏ lẻ;

4) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

5) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

6) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

7) Nhà hàng trong khách sạn;

8) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

9) Kinh doanh thức ăn đường phố;

10) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Lệ phí Nhà nước xin cấp giấy an toàn vệ sinh thực phẩm

Ngày 05/8/2021, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 67/2021/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm như sau:

STT Dịch vụ thu phí Mức thu
Thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
a Thẩm định cơ sở kinh doanh thực phẩm 1.000.000 đồng/lần/cơ sở
b Thẩm định cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống:  
– Phục vụ dưới 200 suất ăn 700.000 đồng/lần/cơ sở
– Phục vụ từ 200 suất ăn trở lên 1.000.000 đồng/lần/cơ sở
c Thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm (trừ cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe)  
Đối với cơ sở sản xuất nhỏ lẻ được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm 500.000 đồng/lần/cơ sở
Đối với cơ sở sản xuất khác (bao gồm cả cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh) được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm 2.500.000 đồng/lần/cơ sở
d Thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo hướng dẫn thực hành sản xuất tốt (GMP) 22.500.000 đồng/lần/cơ sở

Tùy từng loại hình kinh doanh và sản phẩm, chúng tôi sẽ tư vấn cho quý khách hàng mức lệ phí Nhà nước phù hợp nhất.

Cơ quan nào có thẩm quyền thu phí cấp phép ATTP

Tổ chức thu phí theo quy định tại Thông tư số 67/2021/TT-BTC gồm: Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm), Bộ Công Thương, Sở Công Thương, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm và các tổ chức khác (cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập)

Tùy từng loại hình kinh doanh và sản phẩm, chúng tôi sẽ tư vấn cho quý khách hàng cơ quan, cách lựa chọn cơ quan có thẩm quyền cấp phép một cách dễ dàng nhất.

Xin giấy phép an toàn thực phẩm mất bao lâu?

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Luật Gia Đăng là đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm, chúng tôi cam kết mang tới cho khách hàng dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, giá rẻ. Đội ngũ chuyên viên tư vấn của Luật Gia Đăng luôn sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của quý khách hàng.

Vui lòng gọi tới hotline 0967 148 698  để được tư vấn và nhận báo giá dịch vụ ngay hôm nay.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *