THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP AN TOÀN THỰC PHẨM VỚI MẶT HÀNG NÔNG SẢN, RAU CỦ, THỊT CÁ…

Căn cứ pháp lý

  1. Luật An toàn thực phẩm 2010
  2. Nghị định 15/2018 NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm
  3. Thông tư 279/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm.

Những cửa hàng nào phải xin giấy phép an toàn thực phẩm?

Cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại rau, củ, quả, hạt tươi, khô…và các sản phẩm quy định tại phụ lục III Nghị định 15/2018/NĐ-CP là các cơ sở thuộc diện xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm. Về tư cách pháp lý, cửa hàng có thể xin đăng ký hộ kinh doanh cá thể (do UBND quận/huyện cấp phép) hoặc đăng ký mở doanh nghiệp (do Sở Kế Hoạch và đầu tư cấp phép nếu bạn có kế hoạch mở chuỗi cửa hàng).

Khi nào cơ sở không thuộc diện cấp giấy phép An toàn thực phẩm?

  1. Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
  2. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
  3. Sơ chế nhỏ lẻ;
  4. Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
  5. Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
  6. Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
  7. Nhà hàng trong khách sạn;
  8. Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
  9. Kinh doanh thức ăn đường phố;
  10. Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực. 

Hồ sơ xin cấp phép An toàn thực phẩm gồm những gì?

  1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Luật Gia Đăng soạn thảo)
  2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (Khách hàng cung cấp)
  3. Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (Luật Gia Đăng soạn thảo)
  4. Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (Hiện tại một số cơ sở đã bãi bỏ thủ tục này, tuy nhiên để biết chắc chắn bạn hãy liên hệ theo hotline để được tư vấn cụ thể)
  5. Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; phiếu báo kết quả cấy phân âm tính mầm bệnh gây bệnh đường ruột (tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn) của người trực tiếp sản xuất thực phẩm đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế (Khách hàng cung cấp)
  6. Ngoài ra chúng tôi sẽ hướng dẫn thật kỹ cho bạn chuẩn bị cơ sở vật chất đạt chuẩn vệ sinh An toàn thực phẩm.

Xin giấy phép An toàn thực phẩm như thế nào?

Bước 1: Nộp 01 bộ hồ sơ hoàn chỉnh tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan nhà nước thẩm xét hồ sơ trong 05 ngày làm việc.

Bước 2: Tiếp đoàn thẩm định cơ sở trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày thẩm xét hồ sơ hợp lệ

Bước 3:  Nhận Giấy chứng nhận trong vòng 5 ngày àm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định thực tế cơ sở là Đạt.

Thời gian thực hiện: 20 ngày làm việc

Xin giấy phép an toàn thực phẩm kinh doanh nông sản, thịt cá, rau củ… ở đâu?

– Sở Nông nghiệp cấp giấy chứng nhận An toàn thực phẩm cho: các cơ sở sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm đa ngành (từ 2 ngành trở lên liên quan đến sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật,…) có Giấy đăng ký kinh doanh kể cả cơ sở đã đạt chứng nhận HACCP, ISO 22000.

– Cục Thú y cấp giấy chứng nhận An toàn thực phẩm cho: Các cơ sở nuôi trồng thủy sản tập trung do trung ương quản lý, cơ sở sản xuất giống thủy sản quốc gia, cơ sở nuôi đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh thủy sản, khi cách ly kiểm dịch động vật thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu.

– Chi cục Thú Y cấp giấy chứng nhận ATTP cho: Cơ sở kinh doanh, sản suất các mặt hàng thịt gia cầm gia súc tươi sống, mật ong.

– Chi cục Bảo Vệ Thực Vật cấp giấy chứng nhận ATTP cho: các cơ sở sản xuất kinh doanh rau quả, chè các loại.

– Chi cục QLCL và BVNL Thủy Sản cấp giấy chứng nhận ATTP cho: quản lý các cơ sở kinh doanh sản xuất các nguyên liệu, sản phẩm thủy hải sản các loại.

Xin giấy An toàn thực phẩm hết bao nhiêu?

Phí thẩm định cơ sở sản xuất: 3.000.000 VNĐ/1 cơ sở.

Phí thẩm định cơ sở kinh doanh thực phẩm: 1.000.000 VNĐ/1 cơ sở.

Phí dịch vụ của chúng tôi sẽ được thông báo tới bạn sau trao đổi cụ thể với khách hàng.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về Thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm. Có vấn đề gì còn thắc mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp một cách tốt nhất.

Luật Gia Đăng là đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm, chúng tôi cam kết mang tới cho khách hàng dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, giá rẻ. Đội ngũ chuyên viên tư vấn của Luật Gia Đăng luôn sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của quý khách hàng. Vui lòng gọi tới hotline  0967 148 698  để được tư vấn và nhận báo giá dịch vụ ngay hôm nay.

Luật Gia Đăng – Người dẫn đường tin cậy của bạn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *