LÀM SAO ĐỂ CHỌN LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP PHÙ HỢP?

Câu hỏi: Hiện nay tôi và 1 anh bạn đang có nhu cầu thành lập doanh nghiệp về may mặc, để có thể giao lưu xuất nhập khẩu loại mặt hàng hàng hóa mà công ty định kinh doanh . Vậy tôi nên lựa chọn hình thức doanh nghiệp như thế nào cho phù hợp và đúng luật? Mong Luật Gia Đăng tư vấn giúp tôi. Cảm ơn các bạn!

Trả lời: Chúng tôi rất cảm ơn quý khách đã gửi câu hỏi tới Luật Gia Đăng. Đối với yêu cầu của quý khách, chúng tôi có câu trả lời như sau:

Căn cứ pháp lý:

– Luật doanh nghiệp 2014;

– Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh nghiệp;

– Nghị định 108/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 78/2015/NĐ-CP;

– Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;

Theo pháp luật hiện hành, có những loại hình doanh nghiệp sau: công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh, công ty tư nhân. Trường hợp anh/chị muốn xuất nhập khẩu mặt hàng mà doanh nghiệp kinh doanh thì anh/chị có thể lựa chọn một trong những  loại hình doanh nghiệp trên phụ thuộc vào nhu cầu sản xuất kinh doanh của anh/chị.

  • Công ty TNHH 2 thành viên có từ 02 thành viên  trở lên và không quá 50 thành viên cùng góp vốn thành lập và công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi nghĩa vụ tài sản của công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Tuy nhiên, chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty đây vừa là ưu điểm vừa là nhược điểm của loại hình này.
  • Công ty cổ phần là loại hình công ty do tối thiểu 03 thành viên góp vốn và  không hạn chế số lượng tối đa thành viên góp vốn (được gọi là cổ đông). Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoảng nợ trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao. Công ty cổ phần được hoạt động trong hầu hết các lĩch vực, ngành nghề với cơ cấu vốn của công ty cổ phần hết sức linh hoạt việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn.
  • Công ty hợp danh  là công ty trong đó phải có ít nhất hai thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung của công ty, ngoài các thành viên công ty hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Công ty hợp danh là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người. Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh. Tuy nhiên đây cũng là hạn chế của công ty hợp danh là do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao.

Đối với các loại hình trên, để xuất nhập khẩu mặt hàng may mặc, bạn có thể lựa chọn loại hình công ty cổ phần hoặc công ty TNHH 2 thành viên trở lên, ngoài ra còn tùy thuộc vào quy mô sản xuất của công ty bạn để quyết định loại hình phù hợp.

      Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp anh/chị có thể lựa chọn để đưa ra quyết định phù hợp, có lợi nhất cho công ty của mình. Có vấn đề gì còn thắc mắc anh/chị có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp một cách tốt nhất.

Luật Gia Đăng là đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực doanh nghiệp, chúng tôi cam kết mang tới cho khách hàng dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, giá rẻ. Đội ngũ chuyên viên tư vấn của Luật Gia Đăng luôn sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của quý khách hàng. Vui lòng liên hệ tới hotline 0967 148 698 để được tư vấn và nhận báo giá dịch vụ ngay hôm nay.

Luật Gia Đăng – Người dẫn đường tin cậy của bạn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *